Viêm Khớp Dạng Thấp

Viêm khớp dạng thấp với biểu hiện viêm đau, sưng và tổn thương khớp,… không chỉ gây hạn chế vận động mà còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng toàn thân. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị là bước quan trọng để kiểm soát hiệu quả bệnh lý này.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid Arthritis – RA) là một bệnh lý tự miễn mạn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào mô đang khỏe mạnh như màng hoạt dịch – lớp lót bao quanh khớp.

Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay và bàn chân, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp lớn hơn như đầu gối, vai và hông. Bệnh thường xảy ra đối xứng, nghĩa là nếu một bên cơ thể bị ảnh hưởng thì bên kia cũng có khả năng bị ảnh hưởng.

Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát tại các khớp nhỏ ở bàn tay
Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát tại các khớp nhỏ ở bàn tay

Nguyên nhân gây bệnh

Dù nguyên nhân chính xác gây bệnh vẫn chưa được biết rõ, nhưng các nhà chuyên gia cho biết đó là sự kết hợp của nhiều yếu tố gồm:

  • Yếu tố di truyền: Một số gen làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp nên nếu có người thân mắc bệnh này, bạn có nguy cơ mắc cao. 
  • Rối loạn tự miễn: Mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch như sự hoạt động quá mức của tế bào T, tế bào B và các cytokine (IL-6, TNF-α), dẫn đến viêm mạn tính và tổn thương khớp.
  • Yếu tố nội tiết: Phụ nữ thường có nguy cơ mắc viêm khớp cao hơn nam giới, điều này có thể liên quan đến nội tiết tố nữ (estrogen). 
  • Nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus: Một số loại vi khuẩn hoặc virus có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch bất thường, dẫn đến bệnh.
  • Hút thuốc lá: Đây là một yếu tố nguy cơ mạnh mẽ, đặc biệt ở những người mang các gen dễ mắc bệnh.
  • Tiếp xúc hóa chất hoặc ô nhiễm môi trường: Các yếu tố độc hại từ môi trường có thể kích hoạt viêm khớp dạng thấp ở những người nhạy cảm.
  • Thừa cân, béo phì: Làm tăng áp lực lên khớp, đặc biệt là khớp gối và có thể góp phần làm trầm trọng hơn viêm.
  • Chế độ ăn uống: Nếu chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa và đường có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp.

Đối tượng nguy cơ mắc cao

Một số nhóm người dễ mắc viêm khớp dạng thấp hơn:

  • Phụ nữ: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới.
  • Người trên 40 tuổi: Dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường khởi phát trong độ tuổi trung niên, nhất là ở độ tuổi từ 40 đến 60.
  • Người hút thuốc lá: Hút thuốc cũng có thể làm cho bệnh tiến triển nặng hơn và gây khó khăn cho việc điều trị.
  • Người thừa cân: Tình trạng béo phì gây áp lực lên các khớp, làm tăng nguy cơ viêm.
  • Người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Tiếp xúc với silica, asbesto và ô nhiễm không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hơn.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh: Nếu bạn có cha mẹ, anh chị em ruột hoặc con cái mắc viêm khớp dạng thấp, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
Người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao
Người trên 40 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao

Triệu chứng bệnh từng giai đoạn

Viêm khớp dạng thấp thường tiến triển qua bốn giai đoạn, mỗi giai đoạn có những triệu chứng đặc trưng riêng.

Giai đoạn 1: Khởi phát sớm

  • Viêm màng hoạt dịch: Màng hoạt dịch (lớp lót khớp) bắt đầu bị viêm, gây sưng và đau.
  • Triệu chứng: Đau khớp, sưng nhẹ, cứng khớp vào buổi sáng, mệt mỏi.
  • Ảnh hưởng: Chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay và bàn chân.

Giai đoạn 2: Trung bình

  • Phá hủy sụn: Sụn khớp bắt đầu bị bào mòn do tình trạng viêm kéo dài.
  • Triệu chứng: Đau khớp tăng lên, sưng rõ rệt hơn, cứng khớp kéo dài hơn, hạn chế vận động, có thể xuất hiện sốt nhẹ.
  • Ảnh hưởng: Vẫn chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, nhưng có thể bắt đầu lan sang các khớp lớn hơn.

Giai đoạn 3: Nặng

  • Tổn thương xương: Xương dưới sụn bị lộ ra và bắt đầu bị tổn thương.
  • Triệu chứng: Đau khớp dữ dội, sưng tấy rõ ràng, cứng khớp nghiêm trọng, hạn chế vận động đáng kể, teo cơ, biến dạng khớp, xuất hiện các nốt dưới da.
  • Ảnh hưởng: Ảnh hưởng đến nhiều khớp, bao gồm cả các khớp lớn.

Giai đoạn 4: Rất nặng

  • Mất chức năng khớp: Các khớp bị phá hủy hoàn toàn, mất chức năng vận động.
  • Triệu chứng: Đau khớp dai dẳng, cứng khớp, biến dạng khớp nặng, dính khớp, mất khả năng vận động, suy giảm sức mạnh cơ bắp.
  • Ảnh hưởng: Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, gây tàn phế.
Bệnh gây gây sưng và đau nhức dữ dội
Bệnh gây gây sưng và đau nhức dữ dội

Bị viêm khớp dạng thấp nguy hiểm không?

Mặc dù không trực tiếp gây tử vong, nhưng viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Tổn thương khớp vĩnh viễn:

  • Biến dạng khớp: Viêm mạn tính gây phá hủy sụn và xương, dẫn đến biến dạng khớp, làm hạn chế vận động và gây đau đớn.
  • Mất chức năng khớp: Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể mất hoàn toàn chức năng vận động của khớp.

Biến chứng ngoài khớp:

  • Bệnh tim mạch: Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Bệnh phổi: Viêm màng phổi, xơ phổi và tăng huyết áp động mạch phổi là những biến chứng về phổi có thể gặp ở người bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Tổn thương thần kinh: Viêm có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây tê bì, đau nhức và yếu cơ.
  • Ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc một số loại ung thư như ung thư hạch và ung thư phổi cao hơn.
  • Suy giảm sức khỏe tâm thần: Sống chung với bệnh mạn tính và đau đớn có thể gây trầm cảm và vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh này là một quá trình kết hợp nhiều yếu tố, bao gồm đánh giá tiền sử bệnh, khám lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

Khám lâm sàng:

  • Tiền sử bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi bệnh nhân về các triệu chứng đang gặp, thời gian xuất hiện triệu chứng, tiền sử bệnh, các yếu tố nguy cơ khác trong sinh hoạt,…
  • Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra các khớp để tìm dấu hiệu như sưng nóng, đau nhức, biến dạng khớp,…

Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng viêm và phát hiện các dấu ấn sinh học liên quan đến bệnh lý như yếu tố dạng thấp (RF), kháng thể kháng CCP (anti-CCP), tốc độ lắng máu, C-reactive protein (CRP),…
  • Xét nghiệm dịch khớp: Phân tích dịch khớp có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây viêm khớp như nhiễm trùng.

Chẩn đoán hình ảnh:

  • Chụp X-quang: Phát hiện các tổn thương xương khớp như hẹp khe khớp, bào mòn xương, hình thành gai xương.
  • Siêu âm: Đánh giá tình trạng viêm màng hoạt dịch, tràn dịch khớp và tổn thương sụn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về các cấu trúc khớp, giúp phát hiện sớm các tổn thương.
Xét nghiệm dịch khớp giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả
Xét nghiệm dịch khớp giúp chẩn đoán bệnh hiệu quả

Điều trị viêm khớp dạng thấp

Có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp, bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp cho từng bệnh nhân.

Mẹo dân gian

Một số nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp như:

  • Gừng: Gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau và kháng viêm, người bệnh sử dụng gừng tươi trong nấu ăn, pha trà gừng hoặc ngâm chân với nước gừng ấm.
  • Lá lốt: Có tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả trong các bệnh lý xương khớp. Đun lá lốt tươi với nước, uống 2 – 3 lần/ngày hoặc giã nát rồi đắp lên vùng khớp viêm.
  • Nghệ: Hoạt chất Curcumin có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giảm đau nhức và viêm khớp hiệu quả. Người bệnh uống bột nghệ pha với nước ấm hoặc sữa ấm hằng ngày để cải thiện bệnh.
  • Trà xanh: Catechin và polyphenol trong trà xanh có tác dụng chống viêm, giảm tổn thương khớp. Mỗi ngày nên uống 2 – 3 tách trà xanh để giảm triệu chứng bệnh.

Điều trị Tây y

Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị viêm khớp dạng thấp bởi phù hợp cho trường hợp từ nhẹ đến nặng.

Sử dụng thuốc Tây y

Các nhóm thuốc chính được sử dụng trong phác đồ trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh bằng cách giảm viêm và tổn thương khớp. Gồm Methotrexate, Sulfasalazin,…
  • Nhóm thuốc sinh học: Tác động vào các cytokine hoặc tế bào miễn dịch liên quan đến viêm, giúp kiểm soát bệnh hiệu quả hơn. Gồm Etanercept, Adalimumab, Infliximab, Tocilizumab, Rituximab, Abatacept,…
  • Nhóm thuốc ức chế Janus kinase: Can thiệp vào quá trình tín hiệu nội bào, giảm viêm mạnh. Thuốc thường dùng như Tofacitinib, Baricitinib, Upadacitinib.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Giảm đau và viêm tạm thời, không ảnh hưởng đến tiến triển bệnh. Gồm Naproxen, Celecoxib, Ibuprofen,…
  • Nhóm Corticosteroid: Giảm viêm nhanh chóng, thường được sử dụng trong thời gian ngắn để kiểm soát các đợt bùng phát. Gồm Prednisone hoặc Methylprednisolone.
Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong phác đồ trị viêm khớp dạng thấp
Có nhiều loại thuốc được sử dụng trong phác đồ trị viêm khớp dạng thấp

Phẫu thuật

Những trường hợp bệnh nặng và có biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật điều trị:

  • Nội soi khớp: Bác sĩ đưa ống nội soi nhỏ có gắn camera vào khớp để quan sát và loại bỏ các mô viêm, sửa chữa sụn hoặc loại bỏ các mảnh vụn xương.
  • Phẫu thuật cắt bỏ màng hoạt dịch: Giúp loại bỏ mô viêm, giảm đau và cải thiện chức năng khớp.
  • Phẫu thuật sửa chữa gân: Áp dụng cho trường hợp gân xung quanh khớp bị lỏng lẻo hoặc đứt.
  • Phẫu thuật chỉnh hình: Được sử dụng để điều chỉnh sự biến dạng của khớp, chẳng hạn như ngón tay bị lệch hoặc bàn chân bị biến dạng.
  • Thay khớp: Tiến hành loại bỏ các phần bị tổn thương của khớp và thay thế bằng khớp nhân tạo làm bằng kim loại, nhựa hoặc gốm.

Vật lý trị liệu

Đây là một phần không thể thiếu trong kế hoạch điều trị toàn diện, các phương pháp chính gồm:

  • Bài tập vận động: Các bài tập giúp duy trì sự linh hoạt của khớp và tăng cường cơ bắp như xoay cổ tay, gập duỗi khớp gối, tập với dây kháng lực, bơi lội, đạp xe,…
  • Nhiệt trị liệu: Chườm nóng giúp giãn cơ, giảm đau và cứng khớp, trong khi đó chườm lạnh có thể giúp giảm viêm và sưng khớp.
  • Thiết bị hỗ trợ: Nẹp, gậy chống, dụng cụ hỗ trợ có thể giúp giảm áp lực lên các khớp.
  • Điện xung: Dùng dòng điện để kích thích cơ bắp, giảm đau và cải thiện tuần hoàn máu.
  • Laser trị liệu: Sử dụng ánh sáng laser cường độ thấp để giảm đau và viêm.

Đông y trị viêm khớp dạng thấp

Đông y xây dựng các bài thuốc phù hợp với từng thể bệnh, giúp kiểm soát triệu chứng và giảm đau hiệu quả:

Bài thuốc 1: Điều trị thể Nhiệt tý

  • Biểu hiện: Các khớp sưng, nóng, đỏ, đau rõ rệt.
  • Dược liệu: 6g Quế chi, 4g Cam thảo (chích), 12g Tri mẫu, 12g Hoàng bá, 8g Thương truật, 20g Kim ngân hoa, 12g Tang chi.

Bài thuốc 3: Điều trị thể Hàn tý

  • Biểu hiện: Đau nhức dữ dội tại một khớp cố định, không lan; đau tăng khi lạnh, giảm khi chườm ấm; cảm giác tay chân lạnh và sợ lạnh.
  • Dược liệu: 8g Quế chi, 12g Ý dĩ nhân, 8g Can khương, 8g Phụ tử, 8g Thiên niên kiện, 8g Xuyên khung, 12g Ngưu tất, 8g Uy linh tiên.

Bài thuốc 4: Điều trị thể Thấp tý

  • Biểu hiện: Nhức mỏi khớp, tê bì, cảm giác trì nặng và co rút, đau mỏi cố định, khó vận động.
  • Dược liệu: 16g Ý dĩ, 8g Ma hoàng, 6g Quế chi, 8g Khương hoạt, 8g Độc hoạt, 8g Phòng phong, 8g Hoàng kỳ, 12g Đảng sâm, 6g Cam thảo, 8g Ngưu tất, 8g Xuyên khung, 12g Thương truật.

Bài thuốc 5: Bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh

Bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh được nghiên cứu và bào chế bởi nhà thuốc Đỗ Minh Đường, dựa trên những bài thuốc cổ và kết hợp với kinh nghiệm điều trị xương khớp qua nhiều đời của dòng họ Đỗ Minh.

Bài thuốc dạng cao tiện lợi, được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên và mang lại hiệu quả tốt nhờ tích hợp 3 bài thuốc nhỏ gồm:

  • Bài thuốc đặc trị xương khớp: Thành phần đỗ trọng, hy thiêm, dây đau xương, vương cốt đằng, xuyên quy, gối hạc,… giúp loại bỏ phong hàn và tà thấp, thúc đẩy khí huyết lưu thông, loại bỏ dấu hiệu viêm khớp.
  • Bài thuốc hoạt huyết bổ thận: Có thành phần từ xích đồng, bách bộ, hoàng kỳ, gắm, tơ hồng xanh, cà gai, bồ công anh, hạnh phúc, ba kích,… giúp phục hồi chức năng thận, tăng cường giải độ và làm mạnh gân cốt.
  • Bài thuốc bổ gan giải độc: Thành phần gồm diệp hạ châu, sài đất, kim ngân cành, nhân trần, bồ công anh,… tác dụng cải thiện chức năng gan, giảm đau, tiêu viêm, bảo vệ khớp khỏi những tổn thương thêm.
Bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh mang lại hiệu quả cải thiện viêm khớp tốt 
Bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh mang lại hiệu quả cải thiện viêm khớp tốt

Thống kê hiệu quả thực tế từ người bệnh sau khi sử dụng Bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh như sau:

  • Giảm đau nhức: 64% bệnh nhân thấy giảm đau sau 2 tuần, 82% không còn đau sau 2 tháng.
  • Cải thiện vận động: 73% người bệnh cải thiện linh hoạt sau 4 – 6 tuần, 91% vận động bình thường sau 2 tháng.
  • Hồi phục triệu chứng: 97.2% bệnh nhân hết đau, sưng, viêm sau 4 – 6 tháng điều trị.
  • Phòng ngừa tái phát: 96.4% bệnh nhân không tái phát sau 1 năm theo dõi.

Biện pháp phòng tránh

Bác sĩ chuyên khoa xương khớp chia sẻ một số biện pháp bảo vệ sức khỏe khớp, giúp giảm nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp như sau:

Lối sống lành mạnh:

  • Không hút thuốc: Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính gây ra viêm khớp dạng thấp. Bỏ thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh này.
  • Ăn uống lành mạnh: Tăng cường thực phẩm chống viêm (Cá giàu omega-3, rau xanh, trái cây, các loại hạt óc chó, hạt lanh), hạn chế thực phẩm gây viêm (đường tinh luyện, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn,..).
  • Tránh tiếp xúc chất ô nhiễm: Tránh tiếp xúc với môi trường có chất độc, ô nhiễm hoặc hóa chất gây hại như amiăng và silica.
  • Tập thể dục thường xuyên: Vận động giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, duy trì sự linh hoạt của khớp và giảm viêm. 

Bảo vệ khớp:

  • Tư thế làm việc đúng: Đảm bảo tư thế ngồi, đứng và lao động không gây áp lực quá mức lên khớp.
  • Tránh chấn thương: Sử dụng các thiết bị bảo hộ khi vận động hoặc chơi thể thao để tránh tổn thương khớp.
  • Tiêm phòng: Một số bệnh nhiễm trùng (ví dụ Epstein-Barr virus) có thể liên quan đến sự phát triển viêm khớp, tiêm vắc xin đầy đủ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ có thể giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp và điều trị kịp thời.

Viêm khớp dạng thấp có thể kiểm soát hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Đừng để bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Nếu bạn nghi ngờ mình có triệu chứng, hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *