Đau Thượng Vị
Đau thượng vị là một triệu chứng phổ biến và có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, từ vấn đề tiêu hóa đơn giản đến những bệnh nghiêm trọng hơn. Tình trạng này có thể gây khó chịu với các dấu hiệu như đau rát, khó tiêu, buồn nôn và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống nếu không được xử lý kịp thời.
Đau thượng vị là bị gì?
Đau thượng vị là cảm giác khó chịu hoặc đau xuất hiện ở vùng trên rốn và ngay dưới phần mũi của xương ức. Triệu chứng này có thể biểu hiện tại các vị trí khác nhau, bao gồm:
- Vùng thượng vị với cơn đau lan rộng ra phía sau lưng.
- Khu vực thượng vị ở phía bên phải.
- Khu vực thượng vị ở phía bên trái.
Nguyên nhân gây đau thượng vị
Đau thượng vị khởi phát do nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý như sau:
Nguyên nhân bệnh ký
- Loét dạ dày tá tràng: Các vết loét trên niêm mạc dạ dày tá tràng khi tiếp xúc với axit dịch vị sẽ gây đau. Cơn đau do bệnh này sẽ thường xuất hiện khi đói hoặc sau ăn.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích ứng niêm mạc, gây đau rát thượng vị, ợ chua, ợ nóng.
- Ung thư dạ dày: Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày có thể gây đau âm ỉ, khó chịu vùng thượng vị, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác.
- Bệnh lý về gan mật: Viêm gan, sỏi mật, viêm túi mật,… cũng có thể gây đau thượng vị.
- Bệnh lý về tụy: Viêm tụy cấp gây đau dữ dội vùng thượng vị, lan ra sau lưng.
- Bệnh lý tim mạch: Nhồi máu cơ tim đôi khi gây đau thượng vị, có thể nhầm lẫn với đau dạ dày.
Nguyên nhân sinh lý
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, cà phê,… đều có thể gây kích ứng dạ dày, gây đau thượng vị.
- Căng thẳng, stress: Stress làm tăng tiết axit dạ dày, gây co thắt dạ dày, dẫn đến đau thượng vị.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) sẽ có thể gây kích ứng dạ dày, gây đau thượng vị.
Đối tượng nguy cơ cao
Mặc dù đau thượng vị có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng một số đối tượng nguy cơ cao hơn gặp phải triệu chứng này như:
- Người có tiền sử bệnh lý dạ dày, bệnh tuyến tụy, bệnh gan mật.
- Người tiêu thụ rượu bia, thuốc lá với tần suất dày đặc.
- Người ăn uống không điều độ, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dầu mỡ,…
- Người phải thường xuyên chịu các áp lực tâm lý căng thẳng, stress
- Người ít vận động làm giảm nhu động ruột, gây khó tiêu, đầy bụng.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người cao tuổi có chức năng tiêu hóa suy giảm theo tuổi tác.
- Người dùng thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) một thời gian dài.
Triệu chứng đau thượng vị
Những triệu chứng điển hình người bị đau thượng vị thường gặp phải như:
- Cảm giác nóng rát hoặc đau âm ỉ: Cơn đau sẽ xuất hiện ợ vùng bụng trên rốn.
- Đau quặn thắt, đau dữ dội: Cơn đau có thể đến đột ngột, dữ dội, khiến người bệnh quằn quại.
- Đau lan ra sau lưng hoặc ngực: Cơn đau thượng vị lan rộng sang các vùng lân cận.
- Kèm theo các triệu chứng khác: Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn,…
Nếu đau thượng vị đi kèm với các dấu hiệu dưới đây, bệnh nhân nên đi khám ngay:
- Đau dữ dội không thuyên giảm.
- Sốt cao, nôn ra máu.
- Đi ngoài phân đen.
- Vàng da, vàng mắt hoặc đau tăng sau ăn đồ nhiều mỡ.
- Khó thở, tức ngực hoặc cảm giác tim đập nhanh.
Đau thượng vị nguy hiểm không?
Đau thượng vị có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến nghiêm trọng. Mức độ nguy hiểm của triệu chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra và các dấu hiệu đi kèm.
Khi đau thượng vị không nguy hiểm
Trong nhiều trường hợp, đau thượng vị không quá nghiêm trọng và chỉ là vấn đề tạm thời, không cần can thiệp y tế khẩn cấp, liên quan đến:
- Ăn uống không điều độ: Ăn quá nhanh, quá no, thức ăn khó tiêu hoặc uống rượu bia.
- Stress hoặc căng thẳng kéo dài: Gây tăng tiết acid dạ dày dẫn đến đau.
- Rối loạn tiêu hóa chức năng: Đau nhưng không liên quan đến tổn thương thực thể.
Khi đau thượng vị có thể nguy hiểm
Đau thượng vị có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Viêm loét dạ dày – tá tràng: Nếu không điều trị, có thể gây thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen).
- Viêm tụy cấp: Gây đau dữ dội, lan ra sau lưng, thường kèm buồn nôn, nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
- Sỏi mật, viêm túi mật: Gây đau quặn, sốt và nguy cơ nhiễm trùng đường mật.
- Nhồi máu cơ tim: Đau thượng vị kèm tức ngực, khó thở, toát mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu của cơn đau tim nguy hiểm.
- Phình động mạch chủ bụng: Gây đau thượng vị dữ dội, nguy cơ vỡ mạch máu.
- Ung thư dạ dày hoặc thực quản: Gây đau âm ỉ, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân.
Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán theo quy trình dưới đây sẽ giúp phát hiện nguyên nhân gây đau thượng vị chuẩn xác:
Khám lâm sàng:
- Hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, tính chất đau, thời gian xuất hiện, các yếu tố làm đau tăng/giảm, tiền sử mắc bệnh, sinh hoạt,…
- Khám thực thể: Bác sĩ sẽ khám vùng bụng, nghe tim, phổi để tìm kiếm các dấu hiệu bất thường.
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm, các bệnh lý về gan, tụy,…
- Xét nghiệm phân: Kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân, dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa.
- Test hơi thở: Phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori, một nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Chẩn đoán hình ảnh:
- Siêu âm bụng: Quan sát các cơ quan trong ổ bụng như gan, mật, tụy, dạ dày,… để phát hiện các bất thường về cấu trúc, sỏi mật, viêm nhiễm…
- Nội soi dạ dày: Quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày, phát hiện tổn thương như viêm loét, ung thư,…
- Chụp X-quang: Có thể sử dụng để kiểm tra các vấn đề về đường tiêu hóa, tuy nhiên ít được sử dụng hơn so với siêu âm và nội soi.
- Chụp CT scan hoặc MRI: Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về các cơ quan trong ổ bụng, giúp chẩn đoán các bệnh lý phức tạp.
Các phương pháp khác:
- Đo pH thực quản: Đánh giá mức độ trào ngược axit dạ dày lên thực quản.
- Manometry thực quản: Đo áp lực co bóp của thực quản.
Điều trị đau thượng vị
Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm một hoặc kết hợp nhiều phương pháp sau:
Điều trị Tây y
Trong Tây y, có 2 phương pháp điển hình được chỉ định trong điều trị đau thượng vị.
Điều trị bằng thuốc:
- Thuốc trung hòa acid: Làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, giúp cải thiện các triệu chứng như ợ chua và nóng rát. Bệnh nhân thường được chỉ định Phosphalugel, Maalox.
- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Ngăn chặn tiết acid dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến tăng acid. Ví dụ như Omeprazole, Lansoprazole và Esomeprazole.
- Thuốc kháng thụ thể H2 của histamin: Giảm tiết acid dạ dày bằng cách ức chế tác động của histamin lên thụ thể H2. Thuốc thường dùng là Ranitidine, Famotidine.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Hình thành lớp màng bảo vệ, ngăn ngừa tổn thương niêm mạc dạ dày. Ví dụ như thuốc Sucralfate.
- Thuốc kháng vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Điều trị viêm loét dạ dày do nhiễm HP. Sử dụng phổ biến thuốc Amoxicillin, Clarithromycin.
- Thuốc giảm đau và chống co thắt: Giảm đau và hạn chế các cơn co thắt tại vùng dạ dày. Điển hình là thuốc Buscopan.
Phẫu thuật:
- Điều trị bằng nội soi: Nội soi cầm máu trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng hoặc nội soi cắt polyp dạ dày.
- Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: Áp dụng trong trường hợp viêm túi mật, sỏi mật gây biến chứng.
- Phẫu thuật dạ dày: Trong trường hợp loét dạ dày tá tràng nặng, thủng dạ dày, ung thư dạ dày,…
Dùng mẹo dân gian
Những trường hợp đau thượng vị nhẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian sau để cải thiện triệu chứng:
- Gừng tươi: Gừng có đặc tính chống viêm và làm dịu niêm mạc dạ dày. Đem thái vài lát gừng tươi, hãm với nước nóng khoảng 10 phút và uống ấm để giảm đau và buồn nôn.
- Mật ong và nghệ: Nghệ chứa curcumin giúp chữa lành niêm mạc dạ dày, mật ong làm dịu và bảo vệ niêm mạc. Pha 2 thìa bột nghệ và 1 thìa mật ong vào nước ấm, khuấy đều và uống trước bữa ăn.
- Trà bạc hà: Bạc hà làm thư giãn cơ trơn dạ dày, giảm đầy hơi và khó chịu. Đun sôi một vài lá bạc hà với nước, để nguội một chút và uống khi còn ấm.
- Trà hoa cúc: Hoa cúc giúp thư giãn, giảm stress và hỗ trợ tiêu hóa. Người bệnh ngâm hoa cúc khô vào nước nóng khoảng 10 phút, lọc nước và uống ấm trước khi đi ngủ hoặc sau bữa ăn.
Bài thuốc Đông y
Trong Đông y có nhiều bài thuốc trị điều trị đau thượng vị như:
Bài thuốc 1:
- Triệu chứng: Cảm giác đau dữ dội vùng thượng vị, nóng rát kèm đau tăng khi ấn, hay ợ chua, miệng khô và đắng, lưỡi có màu đỏ, phủ rêu vàng, mạch đập mạnh.
- Thành phần dược liệu: Sử dụng 500g lá khôi, 250g bồ công anh nam, 100g rễ chút chít, 50g lá khổ sâm và 100g nhân trần. Các nguyên liệu được sấy khô, nghiền thành bột, sau đó pha với nước sôi để uống. Liều dùng mỗi ngày từ 24 đến 32g.
Bài thuốc 2:
- Triệu chứng: Đau âm ỉ ở vùng thượng vị, cơn đau kéo dài, thường kèm nôn mửa ra nước trong, đau tăng khi gặp lạnh, tay chân lạnh, ăn uống kém, thích đồ ấm, bụng trướng, đại tiện phân lỏng, lưỡi nhợt nhạt, bệu với lớp rêu trắng, mạch đập yếu.
- Thành phần bài thuốc: Hoàng kỳ 16g, cam thảo 6g, hương phụ 8g, đại táo 12g, sinh khương 6g, bạch thược 8g, quế chi 8g, và mạch nha 30g. Tất cả các dược liệu được sắc thành một thang và uống mỗi ngày.
Bài thuốc 3:
Trường hợp đau thượng vị do các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hay xuất huyết dạ dày,… các bác sĩ Đông y khuyến nghị bệnh nhân sử dụng liệu trình bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh.
Bài thuốc được phối hợp từ 3 bài thuốc nhỏ, sự kết hợp này sẽ giúp loại bỏ triệu chứng, điều trị bệnh tận gốc và ngăn ngừa tái phát. Cụ thể như sau:
- Bình vị tán: Hỗ trợ điều trị các vấn đề viêm loét tại dạ dày và tá tràng, giúp cân bằng lượng acid trong dạ dày, giảm đau thực vị, chua, giải độc và kháng khuẩn.
- Cao bình vị: Có công dụng chống viêm, làm dịu các cơn đau dạ dày, điều hòa dịch vị acid, hỗ trợ phục hồi tổn thương tại niêm mạc dạ dày.
- Cao giải độc: Làm mát, giải độc cơ thể và tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Điều trị giúp ngăn ngừa các bệnh lý dạ dày tái phát dai dẳng.
Bài thuốc đã và đang ngày càng nhận được sự đánh giá cao từ chuyên gia Y học cổ truyền và sự tin tưởng của bệnh nhân bởi:
- Tác động toàn diện: Trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, phục hồi dạ dày và ngăn tái phát.
- Thảo dược tự nhiên: Thành phần 100% từ thảo dược sạch, an toàn cho sức khỏe.
- Dạng bào chế tiện lợi: Viên hoàn và cao đặc dễ sử dụng và bảo quản.
- Phù hợp nhiều đối tượng: Sử dụng được cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và người bệnh nền.
- Hiệu quả rõ rệt: Giảm nhanh triệu chứng đau, trào ngược, được nhiều người bệnh tin dùng.
Biện pháp phòng tránh
Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh đau thượng vị hiệu quả:
Ăn uống lành mạnh:
- Ăn uống điều độ: Chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá no, đặc biệt là vào buổi tối.
- Hạn chế thức ăn kích thích dạ dày: Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, chua, cà phê, rượu bia,…
- Tăng cường rau xanh, trái cây: Bổ sung chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
- Uống đủ nước: Khoảng 2 lít nước mỗi ngày, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi.
- Không nằm ngay sau khi ăn: Nên đợi ít nhất 2 – 3 tiếng sau khi ăn mới nằm xuống.
Loại bỏ thói quen xấu:
- Bỏ thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm tăng tiết acid dạ dày, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Hạn chế rượu bia: Rượu bia gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng nguy cơ viêm loét.
- Tránh căng thẳng, stress: Tâm lý này kéo dài có thể làm tăng tiết acid dạ dày, gây co thắt dạ dày.
Một số lưu ý khác:
- Mặc quần áo thoải mái: Tránh mặc quần áo quá chật, gây chèn ép lên vùng bụng.
- Khi dùng thuốc: Không tự ý mua thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) vì có thể gây hại cho dạ dày.
- Vận động thường xuyên: Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, giảm stress, duy trì cân nặng hợp lý.
- Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm bệnh về dạ dày, gan mật,…
Đau thượng vị không chỉ gây ra những cơn đau khó chịu mà còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn. Hiểu rõ nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát và cải thiện tình trạng này hiệu quả. Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc diễn biến nặng, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!