Viêm Họng Hạt
Viêm họng hạt là một bệnh lý dai dẳng khiến nhiều người khó chịu với các triệu chứng như đau rát họng, khó nuốt và ho khan kéo dài. Hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả là chìa khóa giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Cùng khám phá những thông tin hữu ích về viêm họng hạt trong bài viết dưới đây!
Viêm họng hạt là bệnh gì?
Viêm họng hạt là một dạng mãn tính của viêm họng rất thường gặp, xảy ra khi niêm mạc họng bị viêm lâu ngày, dẫn đến sự phát triển quá mức của các hạt lympho trong thành họng. Các hạt này thường có kích thước nhỏ nhưng gây cảm giác vướng víu, khó chịu khi nuốt, thậm chí ảnh hưởng đến giọng nói và hơi thở.
Bệnh lý này thường không lây nhiễm, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm xoang, hoặc viêm thanh quản mãn tính.
Nguyên nhân bị viêm họng hạt
Bệnh được các chuyên gia xác định có thể khởi phát bởi những nguyên nhân như sau:
Nhiễm trùng
- Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn thường gặp như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,… tấn công niêm mạc họng, gây viêm nhiễm và hình thành các hạt.
- Virus: Một số loại virus như adenovirus, rhinovirus, virus cúm,… cũng có thể là tác nhân gây viêm họng hạt.
Viêm họng hạt do vi khuẩn: Thường đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, đau họng dữ dội, amidan sưng to, có mủ.
Virus: Viêm họng hạt do virus thường có biểu hiện nhẹ hơn, kèm theo sổ mũi, ho, đau đầu.
Trào ngược dạ dày thực quản: Dịch axit trong dạ dày bị đẩy ngược lên phần thực quản,, kích thích niêm mạc họng cũng là một nguyên nhân phổ biến gây viêm họng hạt.
Một số yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt cũng góp phần làm tăng nguy cơ viêm họng hạt:
- Ô nhiễm không khí: Khói bụi, khí thải kích thích niêm mạc họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công.
- Khói thuốc lá: Hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động đều làm tổn thương niêm mạc họng, tăng nguy cơ viêm nhiễm.
- Lạm dụng rượu bia: Rượu bia gây kích ứng niêm mạc họng, suy giảm hệ miễn dịch.
- Sử dụng giọng nói quá mức: Giáo viên, ca sĩ, người thường xuyên phải nói nhiều dễ bị viêm họng hạt do dây thanh quản bị căng thẳng.
- Vệ sinh răng miệng kém: Vi khuẩn trong khoang miệng có thể tấn công niêm mạc họng, gây viêm nhiễm.
Ai dễ mắc viêm họng hạt?
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng chủ yếu là những trường hợp gồm:
- Người có hệ miễn dịch yếu: Trẻ em, người lớn tuổi, người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường, HIV/AIDS, ung thư.
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm: Khói bụi, hóa chất, khí thải…
- Người hút thuốc lá thường xuyên, lạm dụng rượu bia.
- Các trường hợp vệ sinh răng miệng kém, sử dụng giọng nói quá mức, thường xuyên tiếp xúc với không khí lạnh, khô.
- Người có cơ địa dễ bị dị ứng với phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,…
Viêm họng hạt có triệu chứng thế nào?
Bệnh thường có các triệu chứng phổ biến là:
- Cảm giác khó chịu và ngứa rát ở cổ họng: Người bệnh thường cảm thấy cổ họng khô, khó chịu, như có vật gì đó vướng bên trong.
- Ho khan hoặc ho có đờm kéo dài: Ho thường nặng hơn vào buổi sáng sớm hoặc khi thời tiết thay đổi.
- Khó nuốt và cảm giác vướng ở họng: Người bệnh viêm họng hạt thường cảm thấy đau hoặc khó chịu khi nuốt, đặc biệt là khi ăn thức ăn khô. Cảm giác như có dị vật trong họng khiến người bệnh phải cố gắng khạc hoặc nuốt nhiều lần.
- Hơi thở có mùi hôi: Viêm nhiễm mãn tính tại vùng họng có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi, ảnh hưởng đến tự tin trong giao tiếp.
- Quan sát thấy các hạt đỏ hoặc trắng ở họng: Khi nhìn vào gương, bạn có thể thấy các hạt nhỏ nổi rõ trên niêm mạc họng. Các hạt này thường có màu đỏ hoặc trắng, sưng to hơn khi bệnh tiến triển nặng.
Biến chứng viêm họng hạt
Việc chậm trễ điều trị, chữa sai phương pháp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh gồm:
- Viêm xoang mãn tính: Viêm họng hạt có thể lan sang các xoang, gây viêm xoang mãn tính. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức vùng mặt, nghẹt mũi kéo dài và khó chịu khi thời tiết thay đổi.
- Viêm amidan: Niêm mạc họng bị viêm nhiễm kéo dài dễ dẫn đến viêm amidan, gây đau họng nghiêm trọng hơn, kèm theo sốt và mệt mỏi.
- Áp xe quanh amidan: Đây là tình trạng tích tụ mủ quanh vùng amidan, gây đau đớn, khó nuốt và nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.
- Viêm phế quản mãn tính: Viêm họng hạt kéo dài có thể lan xuống đường hô hấp dưới, gây viêm phế quản mãn tính. Người bệnh thường xuyên ho dai dẳng, khó thở và giảm chất lượng cuộc sống.
- Nguy cơ ung thư vòm họng: Một số nghiên cứu cho thấy, viêm họng hạt mãn tính nếu không được kiểm soát có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, đặc biệt ở những người hút thuốc lá hoặc uống rượu bia thường xuyên.
Cách chẩn đoán
Việc chẩn đoán sớm viêm họng hạt là yếu tố quan trọng để tránh các biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Quy trình thường gồm các bước:
Khám lâm sàng
- Quan sát bằng mắt thường: Bác sĩ sử dụng đèn soi để kiểm tra họng, nhận diện các hạt lympho sưng to, đỏ rực ở thành sau họng.
- Đánh giá triệu chứng: Người bệnh thường được hỏi về các triệu chứng như đau rát, ngứa họng, cảm giác vướng khi nuốt hoặc ho kéo dài.
Nội soi tai mũi họng
- Quan sát chi tiết niêm mạc họng, các hạt lympho và mức độ viêm.
- Đánh giá chính xác kích thước và mật độ của các hạt.
- Phát hiện các vấn đề liên quan như viêm amidan, viêm xoang kèm theo.
Xét nghiệm bổ sung
- Xét nghiệm máu: Kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh lý nền liên quan.
- Cấy dịch họng: Xác định sự hiện diện của vi khuẩn hoặc virus, giúp lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Điều trị viêm họng hạt
Những phương pháp chữa viêm họng hạt hiện nay khá phổ biến, trong đó có thể chia thành những cách sau:
Thuốc Tây y
Để điều trị viêm họng hạt, việc sử dụng thuốc đúng cách là rất quan trọng. Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm họng hạt phổ biến:
Thuốc kháng sinh:
Nếu viêm họng hạt do vi khuẩn gây ra, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Một số loại thuốc kháng sinh trị viêm họng phổ biến bao gồm:
- Amoxicillin: Là thuốc kháng sinh phổ biến trong điều trị viêm họng do Streptococcus gây ra.
- Penicillin: Được sử dụng khi viêm họng hạt do vi khuẩn nhạy cảm với Penicillin.
Lưu ý rằng thuốc kháng sinh chỉ hiệu quả khi viêm họng hạt do vi khuẩn gây ra, vì vậy cần phải thăm khám bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc giảm đau và hạ sốt:
Các thuốc giảm đau, hạ sốt như Paracetamol hay Ibuprofen giúp giảm đau họng, hạ sốt và làm dịu tình trạng viêm. Chúng cũng giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình điều trị.
Thuốc xịt họng:
- Thuốc chứa các thành phần giúp giảm viêm và làm dịu cổ họng. Những thuốc này thường có tác dụng nhanh chóng, giúp giảm đau và ngứa rát cổ họng.
- Một số loại thuốc xịt họng phổ biến bao gồm Hexetidine và Chlorhexidine.
Thuốc điều trị đặc hiệu:
Ngoài các thuốc thông thường, một số thuốc điều trị đặc hiệu giúp làm giảm triệu chứng viêm họng hạt mãn tính. Ví dụ, thuốc corticosteroid giúp giảm viêm và làm dịu các triệu chứng viêm mãn tính.
Thuốc Đông y
Thuốc Đông y cũng là phương pháp điều trị hiệu quả thông qua các dược liệu quý của thiên nhiên.
Bài thuốc viêm họng Đỗ Minh Đường
Bài thuốc được nghiên cứu bào chế bởi Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, tập trung vào Tiêu Đờm, Bổ Phế, Dưỡng Thân. Thuốc sử dụng theo liệu trình giải độc và tiêu viêm. Qua đó giúp loại bỏ căn nguyên gây bệnh, tăng cường chức năng hoạt động cho tạng phế, thận, tỳ,… giải độc tiêu viêm cũng như cân bằng âm dương,…
- Thành phần chính: Kim ngân cành, kha tử, cát cánh, ké đầu ngựa,…
- Cách sử dụng: Thuốc bào chế theo dạng cao đặc, mỗi cần lấy 1-2 thìa cao thuốc hòa tan với nước ấm rồi uống. Liệu trình sẽ được cân nhắc tùy theo từng thể trạng của mỗi bệnh nhân.
Bài thuốc đàm hỏa
Dùng cho bệnh nhân đau họng, ăn uống khó nuốt, khó thở, khò khè, họng sưng.
- Thành phần: Thạch xương bồ, chỉ thực, nhân sâm, bán hạ, trúc nhự, quất hồng bì, cam thảo, đởm tinh, phục linh.
- Cách sử dụng: Sắc thuốc với 5 bát nước cho tới khi nước thuốc còn 1 bát. Chắt nước thuốc ra và uống khi còn ấm để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Mẹo dân gian
Trong một số trường hợp viêm họng hạt ở mức nhẹ, có thể áp dụng những biện pháp chữa tại nhà như sau:
Chanh mật ong: Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giúp giảm đau hiệu quả. Khi kết hợp với chanh, người bệnh sẽ có công thức giúp làm sạch họng và giảm viêm hiệu quả.
- Pha một thìa mật ong với nước ấm và một vài giọt nước cốt chanh.
- Khuấy đều và uống từ từ khi cảm thấy cổ họng khô hoặc đau.
Nước gừng tươi: Gừng giúp làm ấm cơ thể, giảm viêm và kháng khuẩn rất tốt. Để chữa viêm họng hạt, bạn có thể làm nước gừng như sau:
- Cắt vài lát gừng tươi và cho vào nước sôi.
- Để nguội bớt và uống dần trong ngày.
Súc miệng nước muối ấm: Muối có tính sát khuẩn, giúp làm sạch họng, giảm viêm và ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Cho một thìa muối vào cốc nước ấm khuấy tan hết.
- Dùng nước muối để súc miệng từ 3-4 lần mỗi ngày.
Hướng dẫn phòng tránh viêm họng hạt hiệu quả
Viêm họng hạt có thể hạn chế nguy cơ khởi phát khi áp dụng những biện pháp chăm sóc sau:
- Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày để làm sạch vi khuẩn và bụi bẩn trong họng.
- Tránh tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm,hoặc các chất gây kích ứng môi trường như hóa chất độc hại.
- Nên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài và đảm bảo không gian sống luôn thoáng đãng và sạch sẽ.
- Hãy duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng.
- Việc từ bỏ hoặc giảm thiểu sử dụng thuốc lá và rượu sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Tập thể dục thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiều bệnh lý, bao gồm viêm họng hạt.
Qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về viêm họng hạt, từ nguyên nhân, triệu chứng đến cách điều trị hiệu quả. Tránh để tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Hãy áp dụng ngay những phương pháp phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh lý.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!