Đau Dạ Dày

Đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chế độ ăn uống không lành mạnh đến các bệnh lý về dạ dày. Nguy hiểm hiểm hơn, bệnh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh lý này nhằm trang bị kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.

Đau dạ dày là bệnh gì?

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương hoặc chức năng tiêu hóa của dạ dày bị rối loạn, thường đi kèm với sự tăng tiết acid dịch vị. Điều này dẫn đến cảm giác đau âm ỉ hoặc nóng rát ở vùng thượng vị. 

Người bị đau dạ dày thường cảm nhận cơn đau ở các vị trí sau:

  • Vùng thượng vị: Đây là vị trí nằm ngay dưới xương ức và ở giữa bụng trên. Cơn đau có thể lan ra lưng hoặc ngực, thậm chí gây cảm giác đau tức ngực.
  • Quanh rốn: Đau có thể xuất hiện ở khu vực xung quanh rốn và lan rộng, thường đi kèm với triệu chứng đầy bụng, buồn nôn hoặc ợ hơi.
  • Vùng hạ sườn trái: Vị trí này thường liên quan đến tình trạng loét dạ dày tại góc bờ cong lớn.
  • Vùng bụng lan tỏa: Cơn đau có thể không khu trú mà lan khắp vùng bụng, khiến việc xác định vị trí đau cụ thể trở nên khó khăn.
Đau dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa nhiều người mắc phải
Đau dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa nhiều người mắc phải

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Bác sĩ phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày bao gồm:

Nguyên nhân bệnh lý:

  • Viêm dạ dày cấp tính: Viêm cấp tính ở niêm mạc dạ dày thường gây cảm giác đau, buồn nôn, nôn mửa, nhưng triệu chứng này có thể tự hết trong thời gian ngắn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Hiện tượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây cảm giác đau rát và khó chịu ở vùng sau xương ức, đặc biệt khi ăn no hoặc nằm.
  • Hội chứng ruột kích thích: Đây là rối loạn chức năng tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón, thường đi kèm cảm giác khó chịu ở vùng dạ dày.
  • Loét dạ dày: Tình trạng này có thể gây đau dữ dội, thậm chí dẫn đến biến chứng như xuất huyết hoặc thủng dạ dày.
  • Bệnh lý toàn thân: Một số bệnh lý như tiểu đường, bệnh tuyến giáp… cũng có thể gây đau dạ dày.

Nguyên nhân sinh lý:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn này xâm nhập vào niêm mạc dạ dày, làm tổn thương và hình thành các vết viêm loét, gây đau đớn khó chịu.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không điều độ, ăn quá nhanh, bỏ bữa, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, chua, nhiều dầu mỡ, uống nhiều rượu bia, cà phê… đều có thể kích thích dạ dày, gây đau.
  • Căng thẳng, stress: Tâm lý căng thẳng, lo âu kéo dài kích thích tăng tiết axit dạ dày, gây co thắt dạ dày và làm tăng nhạy cảm với cơn đau.
  • Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, ức chế sản xuất chất nhầy bảo vệ niêm mạc, tăng nguy cơ viêm loét.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen gây ức chế prostaglandin – chất bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sử dụng lâu dài có thể gây viêm, loét, thậm chí xuất huyết dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày

Đối tượng cao bị đau dạ dày

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau dạ dày bao gồm:

  • Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau NSAID.
  • Người nghiện rượu bia, hút thuốc lá.
  • Người bị stress, căng thẳng tâm lý kéo dài.
  • Người có chế độ ăn uống không lành mạnh.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh dạ dày.

Triệu chứng điển hình

Những dấu hiệu của đau dạ dày rất phong phú và có thể khác biệt tùy theo nguyên nhân gây bệnh.

Triệu chứng phổ biến

  • Đau ở vùng thượng vị: Người bệnh thường cảm nhận cơn đau âm ỉ, nóng rát hoặc thậm chí quặn thắt. Vị trí đau nằm ở vùng bụng trên, giữa ngực và rốn.
  • Hiện tượng ợ hơi, ợ chua: Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, người bệnh thường bị ợ hơi, ợ chua hoặc có vị chua trong miệng, đặc biệt rõ ràng sau khi ăn hoặc lúc nằm xuống.
  • Cảm giác đầy bụng, khó tiêu: Sau bữa ăn, bụng có cảm giác căng tức, nặng nề, khiến người bệnh khó chịu và khó tiêu hóa thức ăn.
  • Buồn nôn, nôn: Cảm giác buồn nôn và tình trạng nôn mửa xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị kích ứng.
  • 5. Rối loạn hệ tiêu hóa: Các biểu hiện như tiêu chảy hoặc táo bón cũng có thể xuất hiện cùng với đau dạ dày.

Triệu chứng ít phổ biến hơn

  • Giảm cảm giác thèm ăn: Người bệnh thường mất hứng thú với đồ ăn, dẫn đến tình trạng chán ăn.
  • Sụt cân: Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh dễ bị giảm cân do không ăn uống đủ dinh dưỡng và khó tiêu hóa.
  • Phân bất thường: Phân có màu đen hoặc lẫn máu là dấu hiệu nghiêm trọng, có thể cảnh báo viêm loét hoặc xuất huyết dạ dày.
Bệnh gây đau ở vùng thượng vị
Bệnh gây đau ở vùng thượng vị

Đau dạ dày nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau dạ dày được xác định dựa trên nguyên nhân khởi phát và mức độ tổn thương tại niêm mạc dạ dày. Trong nhiều trường hợp, cơn đau không quá nguy hiểm, thường xuất phát từ những yếu tố như căng thẳng, thói quen ăn uống không lành mạnh

Tuy nhiên, một số trường hợp do điều trị sai cách hoặc điều trị muộn sẽ tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm như: 

  • Viêm loét dạ dày – tá tràng: Tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương kéo dài có thể dẫn đến viêm loét. Nếu không điều trị kịp thời, vết loét có thể sâu hơn và lan rộng, gây đau đớn và khó chịu.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Viêm loét dạ dày nghiêm trọng có thể gây chảy máu trong đường tiêu hóa. Biểu hiện thường gặp bao gồm nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, một tình trạng nguy hiểm cần cấp cứu ngay lập tức.
  • Hẹp môn vị: Khi viêm loét gây sẹo và làm hẹp vùng môn vị (lối ra của dạ dày), người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa thức ăn, gây cảm giác đầy bụng, buồn nôn và nôn liên tục.
  • Thủng dạ dày: Đây là một biến chứng cực kỳ nghiêm trọng xảy ra khi vết loét ăn sâu qua toàn bộ lớp niêm mạc dạ dày, tạo thành lỗ thủng. Bệnh nhân sẽ đau đột ngột dữ dội và cần phẫu thuật cấp cứu ngay.
  • Ung thư dạ dày: Một số trường hợp đau dạ dày mãn tính, đặc biệt là do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra, có thể tiến triển thành ung thư dạ dày nếu không được kiểm soát tốt.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau dạ dày, bác sĩ thường kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:

Khám lâm sàng:

  • Hỏi bệnh: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng người bệnh gặp phải (ví dụ vị trí, tính chất, mức độ đau, thời gian xuất hiện đau,…), sinh hoạt, tiền sử bệnh,…
  • Khám thực thể: Bác sĩ khám vùng bụng để kiểm tra các dấu hiệu bất thường.

Xét nghiệm cận lâm sàng:

  • Test hơi thở: Xét nghiệm này giúp phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) trong dạ dày.
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra sự hiện diện của máu trong phân, có thể là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa do viêm loét dạ dày.
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát, phát hiện thiếu máu (nếu có).
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh chuẩn xác
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh chuẩn xác

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh:

  • Nội soi dạ dày: Qua nội soi, bác sĩ có thể quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày, phát hiện các tổn thương (viêm, loét, polyp, u…).
  • Siêu âm bụng: Giúp đánh giá sơ bộ tình trạng dạ dày và các cơ quan lân cận.
  • Chụp X-quang dạ dày có cản quang: Quan sát hình ảnh dạ dày sau khi uống thuốc cản quang.
  • Chụp CT bụng: Cung cấp hình ảnh chi tiết hơn về dạ dày và các cơ quan trong ổ bụng.

Cách điều trị đau dạ dày

Để điều trị đau dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định phương pháp phù hợp cho từng người sau khi có kết quả chẩn đoán.

Điều trị Tây y

Trong Tây y thường sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật để điều trị đau dạ dày.

Các nhóm thuốc Tây y

  • Nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPI): Bao gồm các loại như omeprazole, esomeprazole, có tác dụng giảm sản xuất acid dạ dày, hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
  • Thuốc trung hòa acid: Maalox, Gaviscon, Rolaids và các thuốc tương tự có khả năng giảm nhanh các triệu chứng đau dạ dày, thường sử dụng trong trường hợp viêm loét hoặc trào ngược dạ dày thực quản.
  • Nhóm thuốc kháng histamin H2: Các loại thuốc như ranitidine, famotidine giúp hạn chế tiết acid, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng liên quan đến acid dạ dày.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các dược phẩm như sucralfate và misoprostol giúp bảo vệ lớp niêm mạc khỏi tác động của acid và ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày.
  • Nhóm kháng sinh: Trong trường hợp đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh kết hợp cùng các loại thuốc khác để tiêu diệt vi khuẩn này và cải thiện bệnh.
Có nhiều nhóm thuốc Tây y trị bệnh đau dạ dày
Có nhiều nhóm thuốc Tây y trị bệnh đau dạ dày

Phương pháp phẫu thuật

  • Phẫu thuật mổ mở: Bác sĩ rạch một đường dài trên bụng để tiếp cận dạ dày. Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát trực tiếp và xử lý các tổn thương phức tạp. 
  • Phẫu thuật nội soi: Bác sĩ sử dụng các dụng cụ nhỏ và camera đưa vào ổ bụng qua các vết rạch nhỏ. Ưu điểm của phương pháp này là ít xâm lấn, ít đau, thời gian phục hồi nhanh hơn và thẩm mỹ hơn so với mổ mở.

Dùng mẹo dân gian

Mẹo dân gian thường được áp dụng để hỗ trợ giảm đau dạ dày, tuy nhiên cần lưu ý hiệu quả có thể khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người.

  • Nghệ và mật ong: Nghệ chứa curcumin giúp giảm viêm, làm lành niêm mạc dạ dày, mật ong có tính kháng khuẩn và làm dịu. Thực hiện bằng cách trộn 2 thìa bột nghệ với 1 thìa mật ong, uống 2 lần/ngày trước bữa ăn.
  • Gừng tươi: Gừng làm ấm dạ dày, giảm buồn nôn và cải thiện tiêu hóa. Người bệnh hãm 1 lát gừng tươi đập dập với nước nóng trong 10 phút, uống 1 – 2 cốc mỗi ngày.
  • Lá bạc hà: Bạc hà giảm co thắt dạ dày, cải thiện triệu chứng đầy hơi và khó tiêu. Thực hiện bằng cách hãm vài lá bạc hà với nước sôi trong 10 phút, uống sau bữa ăn.
  • Nha đam: Nha đam chứa gel giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm viêm và hỗ trợ tiêu hóa. Người bệnh lấy phần gel nha đam xay nhuyễn với nước, uống mỗi ngày 1 lần trước bữa ăn.
  • Cam thảo: Cam thảo có khả năng giảm tiết axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày và chống viêm. Người bệnh dùng 5 – 10g cam thảo hãm với nước sôi trong 10 phút, uống 1 – 2 lần/ngày.
Gừng tươi giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả
Gừng tươi giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả

Điều trị Đông y

Một số bài thuốc sắc Đông y thường được chỉ định cho bệnh nhân bị đau dạ dày bao gồm:

Bài thuốc 1

  • Trường hợp áp dụng: Điều trị đau dạ dày do căng thẳng, lo âu kéo dài.
  • Thành phần bài thuốc: 12g sài hồ, 8g xuyên khung, 6g cam thảo, 10g hương phụ, 8g chỉ xác, 8g thanh bì, 12g bạch thược, 10g lá khôi.

Bài thuốc 2

  • Trường hợp áp dụng: Dành cho người bị đau vùng thượng vị, kèm cảm giác nóng rát, ợ chua và ợ hơi nhiều.
  • Thành phần bài thuốc: 10g thanh bì, 8g hoàng liên, 12g bạch thược, 7g ngô thù du, 8g trạch tả, 6g trần bì, 8g chi tử, 8g đan bì, 8g bối mẫu.

Bài thuốc 3

  • Trường hợp áp dụng: Dành cho bệnh nhân bị viêm dạ dày, có triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài phân đen và rêu lưỡi vàng.
  • Thành phần bài thuốc: 12g sinh địa, 4g cam thảo, 12g hoàng cầm, 12g bồ hoàng, 12g trắc bá diệp, 12g a giao, 8g chi tử.

Bài thuốc 3: Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh

Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh bao gồm sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề về dạ dày như:

  • Bình vị tán: Tập trung vào điều trị viêm loét dạ dày, trung hòa axit, giảm viêm và hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc.
  • Cao bình vị: Chống viêm, giảm đau, trung hòa dịch vị axit, tái tạo niêm mạc và điều trị trào ngược dạ dày.
  • Cao giải độc: Giải độc cơ thể, tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) và làm chậm quá trình tổng hợp protein nội bào của vi khuẩn.

Số liệu kiểm chứng hiệu quả từ bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh như sau:

  • 96.2% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và dứt điểm các triệu chứng đau dạ dày, trào ngược, ợ hơi, ợ chua sau 3 – 4 tháng sử dụng liệu trình.
  • 93% người bệnh ghi nhận giảm đáng kể triệu chứng đau rát, ợ chua, đầy hơi chỉ sau 4 – 6 tuần.
  • 100% bệnh nhân không gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng bài thuốc.
  • 89.4% bệnh nhân không tái phát triệu chứng trong vòng 1 năm sau khi điều trị.

Đây là một phương pháp toàn diện, hiệu quả và vô cùng an toàn nhờ thành phần 100% từ dược liệu tự nhiên, bao gồm: Tam thất, mai mực, dạ cẩm, chè dây, sài hồ, khôi tía, bạch thược, cam thảo,….

Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh hiệu quả tốt và an toàn sức khỏe
Bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh hiệu quả tốt và an toàn sức khỏe

Biện pháp phòng tránh

Để bảo vệ sức khỏe dạ dày và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan, bác sĩ đề xuất áp dụng những phương pháp sau:

  • Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa: Duy trì thói quen ăn uống đều đặn, đặc biệt là không bỏ bữa sáng. Điều này giúp dạ dày hoạt động ổn định, tránh tiết axit quá mức, gây tổn thương niêm mạc.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích dạ dày: Tránh tiêu thụ các món ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Những loại này dễ gây đầy bụng và kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Tránh sử dụng rượu bia và các chất kích thích: Hạn chế uống rượu, bia, cà phê và nước ngọt có gas, vì chúng làm tăng sản xuất axit dạ dày, dễ gây viêm loét.
  • Không ăn quá no hoặc ăn khuya: Chỉ ăn vừa đủ no và tránh ăn ngay trước giờ đi ngủ. Việc này giúp dạ dày tiêu hóa tốt hơn và giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Tăng cường vận động: Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc đạp xe để thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động.
  • Giảm căng thẳng: Hãy áp dụng các phương pháp thư giãn như thiền định, tập hít thở sâu hoặc tham gia các hoạt động giải trí để giải tỏa stress.
  • Không tự ý dùng thuốc: Tránh tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm, vì chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét hoặc xuất huyết.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Định kỳ khám sức khỏe tổng quát để kịp thời phát hiện các vấn đề tiêu hóa, đảm bảo dạ dày luôn trong tình trạng tốt.

Đau dạ dày không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng này, bảo vệ sức khỏe lâu dài. Đừng quên duy trì lối sống lành mạnh và tái khám định kỳ để đảm bảo hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *