Viêm Xoang
Viêm xoang với các triệu chứng như nghẹt mũi, đau đầu và chảy dịch mũi liên tục,… không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa là vô cùng cần thiết, giúp người bệnh có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng sức khỏe của mình hiệu quả.
Viêm xoang là gì?
Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc các xoang – những hốc rỗng nằm trong khối xương sọ mặt, thông với hốc mũi qua các lỗ nhỏ. Khi niêm mạc xoang bị viêm, các lỗ thông này bị tắc nghẽn, dịch nhầy ứ đọng tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển gây ra các triệu chứng khó chịu.
Con người có 4 cặp xoang nằm trong khối xương sọ mặt, bao gồm xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Viêm xoang có thể xảy ra ở một hoặc nhiều xoang cùng lúc.
- Viêm xoang hàm: Xoang hàm nằm ở hai bên má, dưới hốc mắt, gây đau nhức vùng má, răng hàm trên, đôi khi lan lên trán.
- Viêm xoang trán: Xoang trán nằm ở vùng trán, phía trên hốc mắt, gây đau nhức vùng trán, có thể lan xuống hốc mắt.
- Viêm xoang sàng: Xoang sàng gồm nhiều xoang nhỏ nằm giữa hai mắt, gây đau nhức vùng giữa hai mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
- Viêm xoang bướm: Xoang bướm nằm sâu trong hốc mũi, phía sau xoang sàng, thường gây đau nhức vùng đỉnh đầu, gáy, sau mắt.
- Viêm đa xoang: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở nhiều xoang cùng lúc.
Trong Y học phân chia viêm xoang thành 2 giai đoạn:
- Viêm xoang cấp tính: Diễn biến trong thời gian ngắn, thường dưới 4 tuần. Triệu chứng thường rõ ràng, khởi phát đột ngột.
- Viêm xoang bán cấp: Bệnh trong giai đoạn này kéo dài 4 đến 12 tuần.
- Viêm xoang mạn tính: Kéo dài trên 12 tuần, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm. Triệu chứng giai đoạn này thường sẽ âm ỉ, dai dẳng.
Nguyên nhân gây viêm xoang
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm xoang, bao gồm:
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh do virus có thể gây sưng viêm niêm mạc mũi, làm tắc nghẽn lỗ thông xoang và dẫn đến viêm xoang.
- Dị ứng: Phản ứng dị ứng với tác nhân như lông động vật, phấn hoa, nấm mốc hoặc bụi có thể gây viêm niêm mạc mũi, dẫn đến tắc nghẽn xoang và viêm.
- Nhiễm vi khuẩn và nấm: Sau khi niêm mạc xoang bị viêm do virus hoặc dị ứng, vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng thứ phát.
- Bất thường cấu trúc mũi: Các dị tật như lệch vách ngăn mũi, polyp mũi hoặc phì đại cuốn mũi có thể cản trở lưu thông không khí và dẫn lưu dịch trong xoang, tạo điều kiện cho viêm nhiễm phát triển.
- Yếu tố môi trường: Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, ô nhiễm không khí hoặc hóa chất kích thích có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, dẫn đến viêm.
- Suy giảm hệ miễn dịch: Người có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân HIV/AIDS hoặc người đang điều trị hóa trị dễ bị nhiễm trùng, bao gồm bệnh viêm xoang.
Đối tượng có nguy cơ bị viêm xoang
Viêm xoang có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như:
- Người có cơ địa dị ứng.
- Người bị hen suyễn.
- Người bị viêm mũi dị ứng.
- Trẻ em, người lớn tuổi.
- Người hút thuốc lá.
- Người sống, làm việc ở nơi ô nhiễm.
Triệu chứng viêm xoang
Bệnh thường gây ra một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến vùng mũi và mặt, bao gồm:
- Nghẹt mũi: Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, ngạt mũi, phải thở bằng miệng do đường thở bị tắc nghẽn.
- Chảy nước mũi: Dịch mũi có thể chảy ra phía trước hoặc xuống họng. Màu sắc dịch mũi cũng đa dạng, có thể trong suốt, vàng nhạt, xanh hoặc lẫn máu.
- Đau nhức vùng mặt: Cơn đau thường tập trung ở vùng trán, má, quanh mắt, thậm chí lan ra cả hàm răng.
- Giảm khứu giác: Khả năng ngửi bị suy giảm, bạn khó cảm nhận được mùi vị thức ăn.
- Ho: Đặc biệt là ho về đêm do dịch mũi chảy xuống họng gây kích ứng.
- Mệt mỏi: Cơ thể uể oải, thiếu năng lượng do phải chống chọi với bệnh tật.
Viêm xoang nguy hiểm không?
Đa số trường hợp viêm xoang cấp tính do virus gây ra thường có diễn biến lành tính và khỏi sau 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp điều trị sai cách hoặc không điều trị quá muộn sẽ tiềm ẩn những biến chứng như:
Biến chứng tại chỗ:
- Viêm xoang mạn tính: Kéo dài trên 12 tuần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
- Polyp mũi: Viêm nhiễm có thể kích thích sự phát triển của polyp mũi, gây tắc nghẽn đường thở, giảm khứu giác.
- Mất khứu giác: Bệnh kéo dài có thể gây tổn thương niêm mạc khứu giác, dẫn đến giảm hoặc mất khứu giác.
Biến chứng lân cận:
- Viêm tai giữa: Xoang thông với tai giữa qua vòi nhĩ, do đó viêm xoang có thể lan sang tai giữa gây viêm tai giữa, đặc biệt ở trẻ em.
- Viêm kết mạc mắt: Vi khuẩn từ xoang có thể lan sang mắt gây viêm kết mạc, sưng đỏ mắt.
- Viêm họng: Dịch nhầy từ xoang chảy xuống họng gây kích ứng, viêm họng.
- Viêm phế quản: Khi dịch nhầy chảy xuống phế quản gây ho, viêm phế quản.
- Viêm ổ mắt: Tình trạng viêm nhiễm có thể lan sang ổ mắt gây viêm ổ mắt, sưng đau mí mắt, đỏ mắt, giảm thị lực.
- Thị thần kinh bị ảnh hưởng: Viêm xoang có thể chèn ép dây thần kinh thị giác, gây giảm thị lực, nhìn mờ, thậm chí mù lòa.
Biến chứng nặng:
- Viêm màng não: Vi khuẩn từ xoang lan lên não gây viêm màng não, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
- Áp xe não: Vi khuẩn tạo thành ổ mủ trong não, gây áp xe não, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.
- Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang: Tình trạng viêm nhiễm lan đến tĩnh mạch xoang hang, gây tắc nghẽn mạch máu, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu não.
- Nhiễm trùng huyết: Vi khuẩn từ xoang xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết, một tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và tử vong.
Phương pháp chẩn đoán
Việc chẩn đoán viêm xoang cần kết hợp giữa đánh giá lâm sàng và các phương pháp cận lâm sàng để xác định chính xác:
Khám lâm sàng:
- Hỏi bệnh sử: Bác sĩ thu thập thông tin về triệu chứng, thời gian xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Khám thực thể: Kiểm tra vùng mũi, mặt và cổ để phát hiện dấu hiệu sưng, đỏ hoặc nhạy cảm đau.
Khám cận lâm sàng:
- Nội soi mũi xoang: Đưa ống nội soi mềm, có đèn và camera vào hốc mũi để quan sát trực tiếp niêm mạc mũi và xoang, giúp phát hiện dịch mủ, polyp, dị tật cấu trúc hoặc tình trạng viêm nhiễm.
- Chụp X-quang xoang: Chụp X-quang với tư thế Blondeau hoặc tư thế Hirtz giúp quan sát và đánh giá cấu trúc xoang chuẩn xác.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT) xoang: Cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc xoang, giúp phát hiện dịch trong hốc xoang, phù nề niêm mạc hoặc bất thường giải phẫu.
- Xét nghiệm vi sinh: Lấy mẫu dịch từ xoang để nuôi cấy và xác định vi khuẩn hoặc nấm gây bệnh, từ đó lựa chọn kháng sinh hoặc thuốc kháng nấm phù hợp.
- Xét nghiệm dị ứng: Trong trường hợp nghi ngờ viêm xoang do dị ứng, bác sĩ sẽ test dị ứng da hoặc xét nghiệm máu để xác định tác nhân gây dị ứng.
Cách điều trị viêm xoang
Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng và sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị sau:
Điều trị Tây y
Đây là phương pháp điều trị chính cho hầu hết các trường hợp viêm xoang cấp tính và mạn tính.
Sử dụng thuốc:
- Kháng sinh: Được chỉ định khi viêm xoang khởi phát do vi khuẩn. Các loại kháng sinh thường được sử dụng bao gồm amoxicillin, augmentin, cephalosporin,…
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Điển hình là thuốc Paracetamol, ibuprofen,… giúp giảm đau nhức, hạ sốt và cải thiện triệu chứng toàn thân.
- Thuốc thông mũi: Thuốc Pseudoephedrine, phenylephrine,… giúp co mạch, giảm phù nề niêm mạc mũi, cải thiện nghẹt mũi.
- Corticosteroid: Gồm thuốc Fluticasone, mometasone,… giúp ngăn ngừa tình trạng viêm, ức chế phản ứng dị ứng, giảm phù nề niêm mạc mũi.
- Thuốc kháng histamin: Azelastine, olopatadine,… giúp giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.
- Dung dịch nước muối ưu trương: Giúp làm loãng dịch nhầy, tăng cường dẫn lưu, làm sạch xoang.
- Thuốc kháng leukotriene: Gồm có Montelukast, zafirlukast,… ức chế leukotriene – một chất trung gian gây viêm trong dị ứng, giúp kiểm soát viêm xoang do dị ứng.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Điển hình là Cyclosporine, tacrolimus,… được sử dụng trong trường hợp mạn tính, polyp mũi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác.
Phẫu thuật:
Phẫu thuật được xem xét trong các trường hợp viêm xoang mạn tính, Polyp mũi, vẹo vách ngăn mũi, dị tật bẩm sinh,…
- Nội soi xoang chức năng: Bác sĩ sử dụng ống nội soi nhỏ có gắn camera và các dụng cụ vi phẫu để loại bỏ các mô bệnh, polyp, mở rộng lỗ thông xoang, giúp xoang thông thoáng và dẫn lưu dịch nhầy tốt hơn.
- Phẫu thuật mở xoang: Ít được sử dụng do tính xâm lấn cao. Chỉ định trong trường hợp có biến chứng nặng, khối u xoang,…
Dùng mẹo dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, một số nguyên liệu tự nhiên có thể hỗ trợ giảm triệu chứng viêm xoang như:
- Xông hơi tinh dầu: Xông hơi nước nóng kết hợp tinh dầu như bạch đàn, tràm trà hoặc bạc hà giúp thông thoáng đường thở và giảm viêm. Đun sôi nước, nhỏ vài giọt tinh dầu, sau đó hít hơi nước trong khoảng 10 – 15 phút.
- Gừng và ngó sen: Gừng có tính kháng viêm, kết hợp với ngó sen giúp giảm triệu chứng bệnh. Giã nát gừng và ngó sen, đắp lên vùng xoang bị viêm trong 15 – 20 phút, sau đó rửa sạch.
- Nghệ: Curcumin trong nghệ có tính chống viêm, kháng khuẩn. Dùng nước ép nghệ tươi nhỏ vào mũi hoặc pha bột nghệ với nước ấm để uống hàng ngày.
- Hoa ngũ sắc (cây cứt lợn): Loại cây này có tác dụng kháng viêm và chống phù nề. Giã nát hoa ngũ sắc, lấy nước cốt nhỏ vào mũi 2 – 3 lần mỗi ngày.
Điều trị Đông y
Một số bài thuốc Đông y có hiệu quả tốt trong điều trị viêm xoang bao gồm:
Bài thuốc 1:
- Vị thuốc: 4g phúc linh, 4g trạch tả, 6g đơn bì, 8g hoài sơn, 6g ngũ vị, 8g cao ban long, 8g ngưu tất, 8g mạch môn, 8g sơn thủ, 16g thực địa.
- Cách làm: Đem tất cả các vị thuốc trên cho vào nồi với 3 chén nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước cô lại còn khoảng 1 chén thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc, đổ ra chén để sử dụng.
Bài thuốc 2:
- Vị thuốc: 15g băng phiến, 15g tân di hoa, 15g cuống dưa ngọt.
- Cách làm: Nghiền mịn toàn bộ các nguyên liệu trên thành bột rồi bảo quản trong một bình kín, sạch. Mỗi lần dùng lấy một lượng nhỏ, thổi trực tiếp vào trong mũi. Thực hiện 3 lần mỗi ngày vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối để giúp thông mũi hiệu quả.
Bài thuốc 3:
- Vị thuốc: 9g bạch chỉ, 12g liên kiều, 30g ngân hoa, 9g xích thược, 9g thương nhĩ tử, 9g hồng hoa, 9g đào nhân, 9g bạc hà, 5g trần bì.
- Cách làm: Trộn đều các vị thuốc trên, sau đó sắc với 1 lít nước. Một thang thuốc được chia ra uống hai lần trong ngày, sử dụng sáng và chiều.
Bài thuốc 4: Bài thuốc Viêm xoang – Viêm mũi Đỗ Minh
Đây là bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh, được truyền qua nhiều đời và đã có lịch sử hơn 150 năm. Bài thuốc này kết hợp các nguyên liệu thảo dược tự nhiên, được bào chế theo phương thức cổ truyền, nhằm mục tiêu điều trị tận gốc viêm xoang, viêm mũi dị ứng.
Cơ chế tác động 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – Giảm triệu chứng: Các thành phần thảo dược giúp giảm nhanh các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau nhức, hắt hơi…
- Giai đoạn 2 – Tiêu viêm, kháng khuẩn: Bài thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm, làm sạch xoang, phục hồi niêm mạc mũi xoang.
- Giai đoạn 3 – Tăng cường sức đề kháng: Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát.
Ưu điểm:
- Nguồn gốc rõ ràng: Bài thuốc gia truyền với lịch sử lâu đời, được nghiên cứu và bào chế bởi các lương y dòng họ Đỗ Minh.
- Thành phần tự nhiên: Sử dụng 100% thảo dược tự nhiên, lành tính, được lựa chọn kỹ lưỡng và kết hợp theo tỷ lệ bí truyền, bao gồm ké đầu ngựa, kim ngân cành, bồ công anh,…
- Điều trị tận gốc: Tác động vào căn nguyên gây bệnh, giúp điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng tận gốc, ngăn ngừa tái phát.
Hiệu quả điều trị thực tế
- Giảm chảy dịch mũi: 75% bệnh nhân thấy giảm rõ rệt sau 4 tuần.
- Hết nghẹt mũi: 69% bệnh nhân cảm thấy dễ thở hơn sau 6 tuần.
- Đau nhức vùng xoang: 80% cải thiện sau 2 tháng.
- Các triệu chứng khác: 82% người dùng nhận thấy giảm kích ứng họng, đau tai, đau đầu trong 4 – 6 tuần.
Biện pháp phòng tránh
Bác sĩ khuyến nghị các biện pháp giúp phòng tránh bệnh viêm xoang như sau:
- Vệ sinh mũi xoang: Sử dụng nước muối sinh lý (0.9%) hoặc nước muối ưu trương (3%) để rửa mũi hàng ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc khi có triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước giúp làm loãng dịch nhầy, dễ dàng dẫn lưu, ngăn ngừa ứ đọng dịch nhầy trong xoang.
- Mặc ấm khi trời lạnh: Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng đầu, mặt, cổ khi trời lạnh giúp ngăn ngừa viêm nhiễm đường hô hấp.
- Tránh tác nhân gây dị ứng: Bao gồm phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật, nấm mốc, khói thuốc lá,…
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là khi tham gia giao thông hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói bụi.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất từ rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, cá,…
- Tiêm phòng cúm: Tiêm phòng cúm hàng năm giúp ngăn ngừa bệnh do virus cúm gây ra.
- Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hô hấp và hệ miễn dịch.
- Điều trị bệnh về mũi: Các bệnh lý về mũi như viêm mũi dị ứng, vẹo vách ngăn mũi, polyp mũi,… cần điều trị triệt để nhằm ngăn ngừa xoang bị viêm hiệu quả.
Viêm xoang là một bệnh lý tuy phổ biến nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát và điều trị nếu được phát hiện sớm và áp dụng phương pháp phù hợp. Bên cạnh việc tuân thủ liệu trình điều trị, xây dựng lối sống lành mạnh và môi trường sống trong lành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!