Sỏi Thận

Sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu, đặc trưng bởi sự hình thành các tinh thể rắn trong thận. Đây là một vấn đề y khoa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Việc hiểu rõ nguyên nhân, cơ chế hình thành và biện pháp phòng ngừa là nền tảng quan trọng trong việc kiểm soát và điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Sỏi thận là gì? Phân loại cụ thể

Sỏi thận (còn gọi là sạn thận) là sự tích tụ các khoáng chất và muối trong thận, tạo thành các tinh thể cứng gọi là sỏi. Tình trạng này xảy ra khi nồng độ một số chất trong nước tiểu (như canxi, oxalat hoặc axit uric) trở nên quá cao, khiến chúng kết tinh thay vì được hòa tan và thải ra ngoài qua đường tiểu.

Y học phân loại sỏi thận như sau:

  • Sỏi canxi: Chiếm khoảng 70 – 80%, hình dạng nhỏ, cứng, màu sắc từ vàng nhạt đến nâu sẫm, được tạo thành từ canxi oxalat hoặc canxi photphat do chế độ ăn uống giàu oxalat, thừa vitamin D hoặc bệnh lý.
  • Sỏi axit uric: Chiếm khoảng 5 – 10%, có màu vàng hoặc đỏ nâu, hình thành khi nước tiểu có tính axit cao.
  • Sỏi struvite: Chiếm khoảng 10 – 15%, kích thước lớn, hình dạng giống san hô, hình thành do nhiễm trùng đường tiết niệu bởi các vi khuẩn sản sinh ra amoniac, làm tăng độ pH của nước tiểu.
  • Sỏi cystine: Chiếm khoảng 1%, có hình dạng lục giác, màu vàng nhạt, hình thành do rối loạn di truyền cystin niệu, khiến cystine bị đào thải quá nhiều qua nước tiểu.
  • Sỏi canxi photphat: Thường liên quan đến các bệnh lý như tăng năng tuyến cận giáp.
  • Sỏi hỗn hợp: Chứa nhiều thành phần khác nhau.
Có rất nhiều loại sỏi thận
Có rất nhiều loại sỏi thận

Nguyên nhân gây sỏi thận

Bác sĩ phân tích nguyên nhân chính gây sỏi thận bao gồm:

Chế độ ăn uống:

  • Uống không đủ nước: Uống không đủ nước làm nước tiểu cô đặc, tăng nồng độ các chất dễ kết tinh như canxi, oxalat và axit uric.
  • Ăn quá nhiều natri (muối): Natri làm tăng lượng canxi trong nước tiểu, góp phần hình thành sỏi canxi.
  • Ăn nhiều oxalat: Oxalat được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như rau bina, củ cải đường và sô cô la. Ăn quá nhiều oxalat có thể làm tăng nguy cơ sỏi canxi oxalat.
  • Ăn nhiều purin: Purin được tìm thấy trong thịt đỏ, nội tạng động vật và một số loại hải sản. Purin được chuyển hóa thành axit uric, có thể tạo thành sỏi axit uric.

Các bệnh nền:

  • Bệnh gút: Gây ra sự tích tụ axit uric trong máu, có thể dẫn đến sỏi axit uric.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Vi khuẩn gây nhiễm trùng làm thay đổi pH nước tiểu, tạo điều kiện hình thành sỏi struvit.
  • Bệnh thận đa nang: Gây ra các nang chứa đầy dịch trong thận, có thể cản trở dòng chảy của nước tiểu và làm tăng nguy cơ sỏi.
  • Cường cận giáp: Tuyến cận giáp sản xuất quá nhiều hormone gây tăng canxi trong máu và nước tiểu.
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa: Một số vấn đề về đường tiêu hóa như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và làm tăng nguy cơ sỏi canxi.

Nguyên nhân khác:

  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có người bị sỏi thận, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Béo phì: Thừa cân hoặc béo phì làm thay đổi độ axit của nước tiểu, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi.
  • Một số loại thuốc: Như thuốc lợi tiểu, một số loại thuốc điều trị HIV/AIDS, có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận.
  • Lười vận động: Ít hoạt động làm giảm tuần hoàn máu và khả năng lọc của thận.
  • Nhịn tiểu thường xuyên: Làm nước tiểu đọng lâu trong bàng quang, tăng nguy cơ kết tinh sỏi.
  • Sống trong vùng khí hậu nóng: Mất nước nhiều qua mồ hôi làm cô đặc nước tiểu.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận
Nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận

Đối tượng nào có nguy cơ bị sỏi thận?

Một số nhóm người có nguy cơ cao hơn bị sỏi thận:

  • Giới tính: Nam giới có tỷ lệ mắc sỏi thận cao hơn nữ giới, đặc biệt người trên 40 tuổi.
  • Người bị mất nước: Người thường xuyên như uống ít nước, làm việc trong môi trường nắng nóng, vận động nhiều.
  • Người ăn uống thiếu lành mạnh: Như ăn mặn, nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, ăn nhiều protein động vật.
  • Người mắc một số bệnh lý: Như gout, tăng canxi máu, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Tiền sử gia đình: Người có tiền sử gia đình đã hoặc đang bị sỏi thận.

Triệu chứng sỏi thận điển hình

Những triệu chứng sỏi thận phổ biến mà người bệnh cần lưu ý như sau:

Đau đớn:

  • Đau quặn thận: Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội ở vùng lưng, hông hoặc bụng dưới, có thể lan xuống bẹn hoặc bộ phận sinh dục.
  • Đau âm ỉ: Ngoài cơn đau quặn thận, người bệnh cũng có thể cảm thấy đau âm ỉ, dai dẳng ở vùng lưng hoặc hông.

Tiểu tiện bất thường:

  • Tiểu buốt, tiểu rắt: Sỏi thận cọ xát vào niệu quản gây kích ứng, khiến người bệnh cảm thấy đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Tiểu ra máu: Sỏi làm tổn thương niệu quản hoặc bàng quang, gây chảy máu, khiến nước tiểu có màu hồng, đỏ, nâu.
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi: Nhiễm trùng đường tiết niệu do sỏi thận có thể khiến nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
  • Đi tiểu nhiều lần: Người bệnh cảm thấy buồn tiểu thường xuyên hơn bình thường, ngay cả khi bàng quang không đầy.

Các triệu chứng khác:

  • Buồn nôn và nôn: Cơn đau quặn thận dữ dội có thể kèm theo buồn nôn và nôn.
  • Sốt và ớn lạnh: Nếu sỏi gây nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ gây sốt và ớn lạnh.
  • Chướng bụng, khó tiêu: Trong một số trường hợp, sỏi thận có thể gây chướng bụng, khó tiêu.
Bệnh gây ra các cơn đau quặn hoặc đau âm ỉ
Bệnh gây ra các cơn đau quặn hoặc đau âm ỉ

Biến chứng sỏi thận gây ra

Sỏi thận gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào kích thước, vị trí và loại sỏi, cũng như sức khỏe tổng quát của người bệnh.

Những biến chứng sỏi thận có thể gây ra cho người bệnh như:

  • Đau đớn: Sỏi thận khi di chuyển trong đường tiết niệu, có thể gây ra những cơn đau quặn thận dữ dội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu: Sỏi thận có thể gây tắc nghẽn niệu quản, bàng quang hoặc niệu đạo, làm ứ đọng nước tiểu, gây đau, nhiễm trùng và tổn thương thận.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Sự tắc nghẽn do sỏi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng đường tiết niệu, có thể lan lên thận gây viêm thận – bể thận.
  • Suy thận: Tắc nghẽn kéo dài sẽ gây tổn thương thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận, thậm chí suy thận.
  • Tăng huyết áp: Sỏi thận có thể làm tăng huyết áp do ảnh hưởng đến chức năng thận.
  • Ung thư thận: Trong một số ít trường hợp, sỏi thận (đặc biệt là sỏi san hô lớn) có thể làm tăng nguy cơ ung thư thận.

Phương pháp chẩn đoán

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình chẩn đoán sỏi thận bao gồm:

Khám lâm sàng – hỏi bệnh:

  • Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, tiền sử bệnh, chế độ ăn uống và lối sống của bạn.
  • Khám thực thể bao gồm kiểm tra vùng bụng, lưng và hông để tìm dấu hiệu đau hoặc nhạy cảm.

Xét nghiệm chuyên sâu:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Phát hiện máu trong nước tiểu (tiểu ra máu), dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các tinh thể có thể hình thành sỏi.
  • Siêu âm: Dùng sóng âm để tạo ra hình ảnh của thận, niệu quản và bàng quang, giúp phát hiện sỏi thận, đánh giá kích thước và vị trí sỏi, phát hiện ứ nước trong thận.
  • Chụp X-quang: Chụp X-quang bụng không chuẩn bị giúp phát hiện sỏi canxi, nhưng có thể bỏ sót một số loại sỏi khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Cung cấp hình ảnh chi tiết về kích thước, vị trí và thành phần của sỏi, có thể phát hiện được cả những viên sỏi nhỏ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Áp dụng trong chẩn đoán cho các bệnh nhân bị dị ứng với thuốc cản quang.
  • Phân tích sỏi: Nếu bệnh nhân đi tiểu ra sỏi, việc phân tích thành phần của sỏi có thể giúp xác định loại sỏi và nguyên nhân gây sỏi.
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sỏi thận
Xét nghiệm nước tiểu giúp phát hiện sỏi thận

Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào kích thước, vị trí và triệu chứng của sỏi, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

Điều trị Tây y

Tây y cung cấp nhiều phương pháp điều trị sỏi thận hiệu quả như:

Thuốc:

  • Thuốc giảm đau: Như paracetamol, ibuprofen hoặc các thuốc giảm đau mạnh hơn để kiểm soát cơn đau quặn thận.
  • Thuốc giãn cơ trơn niệu quản: Như tamsulosin hoặc alfuzosin, giúp giãn niệu quản, tạo điều kiện cho sỏi di chuyển và đào thải ra ngoài.
  • Thuốc lợi tiểu: Giúp tăng lượng nước tiểu, hỗ trợ sỏi di chuyển.
  • Thuốc làm tan sỏi: Như potassium citrate, giúp kiềm hóa nước tiểu, ngăn ngừa hình thành sỏi canxi và axit uric.

Điều trị ngoại khoa:

  • Tán sỏi ngoài cơ thể: Dùng sóng xung kích năng lượng cao phá vỡ sỏi từ bên ngoài cơ thể, sau đó các mảnh sỏi nhỏ sẽ tự đào thải qua nước tiểu.
  • Nội soi niệu quản (URS): Sử dụng ống nội soi mềm, nhỏ, đưa qua niệu đạo, bàng quang và lên niệu quản để tiếp cận sỏi. Sỏi được lấy ra trực tiếp hoặc phá vỡ bằng laser, siêu âm hoặc các thiết bị khác trước khi lấy ra.
  • Tán sỏi qua da (PCNL): Tạo một đường hầm nhỏ qua da vào thận, sau đó sử dụng ống nội soi và các dụng cụ khác để phá vỡ và loại bỏ sỏi.
  • Phẫu thuật mở: Phẫu thuật mở bụng để lấy sỏi, chỉ định trong một số trường hợp sỏi rất lớn, phức tạp hoặc có biến chứng.
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp được áp dụng phổ biến
Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp được áp dụng phổ biến

Mẹo dân gian

Những phương pháp này thường hỗ trợ đào thải sỏi nhỏ hơn 5mm, giúp giảm triệu chứng và ngăn sỏi tái phát

  • Nước chanh: Chanh chứa citric acid, giúp làm giảm sự hình thành của các tinh thể canxi oxalate gây sỏi thận. Người bệnh uống nước chanh pha loãng hàng ngày, có thể thêm mật ong giúp tăng hương vị.
  • Râu ngô: Có tác dụng lợi tiểu, giúp tăng bài tiết nước tiểu và hỗ trợ đào thải sỏi. Có thể dùng râu ngô phơi khô hãm nước uống hàng ngày.
  • Kim tiền thảo: Giúp lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau và làm tan sỏi. Người bệnh dùng kim tiền thảo sắc nước uống, kiên trì trong khoảng 3 tuần sẽ thấy tác dụng.
  • Trà bồ công anh: Bồ công anh có tính lợi tiểu và giúp thanh lọc thận, hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành sỏi. Pha trà từ lá bồ công anh khô và uống 2- 3 lần mỗi ngày.
  • Bí đao: Giúp tăng cường chức năng thận, lợi tiểu và thúc đẩy thải độc tố ra khỏi cơ thể. Cách sử dụng đơn giản như nấu nước bí đao và uống hàng ngày hoặc ăn bí đao trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Đông y điều trị sỏi thận

Trong Đông y, sự mất cân bằng âm dương, khí huyết ứ trệ, thấp nhiệt tích tụ, khiến cho tạp chất trong nước tiểu kết tụ lại thành sỏi. Một số bài thuốc sẽ được chỉ định điều trị bao gồm:

Bài thuốc 1: 

  • Vị thuốc: Kim tiền thảo 30g, quả dành dành 20g, lá mã đề 20g, vỏ núc nác 16g, xương bồ 8g, tỳ giải 12g, mộc thông 12g, ý dĩ nhân 20g, cam thảo đất 16g, quế chi 4g.
  • Cách thực hiện: Sắc trong ấm đất với 4 bát nước cho đến khi còn 2 bát thuốc. Tiếp tục sắc thêm hai lần, mỗi lần với 1.5 bát nước. Cuối cùng, hòa các nước thuốc lại và chia uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc 2:

  • Vị thuốc: Mộc thông 12g, đại hoàng 8g, sa tiền tử 12g, biển súc 12g, cù mạch 12g, hoạt thạch 12g, sơn chi tử 12g, cam thảo 6g.
  • Cách thực hiện: Sắc các dược liệu tương tự bài thuốc 1.

Bài thuốc 3: Bài thuốc Đại Bổ Thận Đỗ Minh

Đây là bài thuốc nổi tiếng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Đơn vị đã có lịch sử hơn 150 năm hoạt động trong lĩnh vực Y học cổ truyền. Bài thuốc giúp điều trị sỏi thận hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. 

  • Thành phần: Bào chế từ 100% thảo dược sạch, lành tính bao gồm hoài sơn, thục địa, bạch linh, sơn thù,…
  • Dạng bào chế: Dạng cao đặc, mịn và cô lại thành từng viên nhỏ, có thể pha nước uống hoặc nhai trực tiếp, vừa tiện lợi vừa đảm bảo giữ nguyên các thành phần dược tính tốt nhất của thảo dược.

Bằng cách bổ thận và cân bằng âm dương, bài thuốc Đại Bổ Thận Đỗ Minh giúp loại bỏ sỏi thận, duy trì sức khỏe và ngăn ngừa tái phát các bệnh liên quan đến thận.khác. Đặc biệt, bài thuốc được đánh giá là an toàn và hiệu quả ngay cả với những người đã điều trị Tây y nhưng không có tác dụng.

Bài thuốc Đại Bổ Thận Đỗ Minh giúp loại bỏ sỏi thận hiệu quả
Bài thuốc Đại Bổ Thận Đỗ Minh giúp loại bỏ sỏi thận hiệu quả

Biện pháp phòng tránh sỏi thận

Để ngăn ngừa sỏi thận, bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản sau đây:

Điều chỉnh chế độ ăn uống:

  • Uống đủ nước: Lượng nước cần thiết tùy thuộc vào cơ địa, hoạt động và khí hậu, nhưng thông thường nên uống khoảng 2 – 2.5 lít mỗi ngày.
  • Hạn chế natri: Giảm lượng muối ăn, nước mắm và các thực phẩm chế biến sẵn.
  • Cân bằng canxi: Nên bổ sung canxi từ thực phẩm như sữa, sữa chua, rau xanh,… thay vì lạm dụng thuốc bổ sung canxi.
  • Hạn chế oxalat: Hạn chế các thực phẩm giàu oxalat như rau bina, socola, trà, củ cải đường,…
  • Hạn chế protein động vật: Giảm lượng thịt đỏ, nội tạng động vật trong khẩu phần ăn.
  • Tăng cường trái cây và rau củ: Bổ sung nhiều rau củ quả tươi, đặc biệt là các loại quả giàu citrate như chanh, cam, bưởi,…

Lối sống lành mạnh:

  • Vận động thường xuyên: Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe nói chung và hỗ trợ chức năng thận.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nhằm giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường của thận và các bệnh lý khác sớm, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.

Bài viết đã trình bày tổng quan về sỏi thận, bao gồm nguyên nhân, cơ chế hình thành và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Việc áp dụng lối sống lành mạnh, uống đủ nước, kiểm soát chế độ ăn và vận động thường xuyên không chỉ giúp ngăn ngừa sỏi hình thành mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể. Hãy chủ động thực hiện những thay đổi tích cực này để bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *